Lịch thi đấu mới nhất lượt về tứ kết Champions League: Những kịch bản khó lường
Ngày 13.2, tại buổi họp báo định kỳ về kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, Cục Thuế TP.HCM đã gửi văn bản trả lời báo chí về tình trạng giả mạo cơ quan thuế để lừa đảo.Theo đó, gần đây, Cục Thuế TP.HCM phát hiện một số đối tượng giả danh công chức thuế tại các Chi cục Thuế, Cục Thuế để lừa đảo người nộp thuế.Những người này gọi điện, nhắn tin cho người nộp thuế, tự xưng là cán bộ thuế và đưa ra nhiều đề nghị như: hỗ trợ cài đặt ứng dụng ngành thuế trên điện thoại, máy tính; mời người dân làm việc, hướng dẫn kê khai miễn, giảm thuế; mời tham gia tập huấn; bán tài liệu, sổ sách.Ngoài ra, các đối tượng này còn yêu cầu người nộp thuế mang căn cước công dân đến cơ quan thuế để cập nhật, kê khai thông tin theo chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (theo Nghị quyết số 174/2024 của Quốc hội) và chính sách hoàn thuế thu nhập cá nhân để giúp họ nhận tiền hoàn thuế.Nếu người nộp thuế không muốn trực tiếp đến cơ quan thuế, các đối tượng này sẽ dụ dỗ họ liên hệ bộ phận "kỹ thuật" để nhận link, tải về một phần mềm giả mạo. Những người này còn thông báo về việc sử dụng chứng từ điện tử để khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo Nghị định số 123/2020 của Chính phủ.Ngoài ra, một số đối tượng còn yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin cá nhân như tài khoản đăng nhập ứng dụng nộp thuế eTax Mobile, mã số thuế, căn cước công dân, giấy phép đăng ký kinh doanh. Chúng cũng giả mạo giấy mời yêu cầu cập nhật, kê khai thông tin theo chính sách giảm thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế thu nhập cá nhân.Đồng thời, các đối tượng này bắt buộc người nộp thuế phải kê khai thông tin trên một trang web giả mạo trước khi đến cơ quan thuế.Thực chất, theo Cục Thuế TP.HCM, đây là chiêu trò nhằm chiếm đoạt tài khoản mạng và tài khoản ngân hàng của người nộp thuế.Cục Thuế TP.HCM khẳng định rằng các hành vi trên đều là giả mạo, lợi dụng danh nghĩa công chức thuế và cơ quan thuế để lừa đảo người dân nhằm trục lợi cá nhân.Cơ quan Thuế TP.HCM không chỉ đạo cũng như không thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan đến những nội dung này. Những hành vi mạo danh này không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành thuế mà còn gây phiền hà, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế.Để cảnh báo người dân, Cục Thuế TP.HCM thường xuyên đăng tải thông tin trên trang điện tử chính thức và các kênh truyền thông của đơn vị về các trường hợp giả danh công chức thuế.Cục Thuế TP.HCM nhấn mạnh rằng các hành vi vi phạm pháp luật này cần được phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh. Đồng thời, cơ quan thuế khuyến nghị người nộp thuế phải kiểm tra kỹ nội dung khi nhận được giấy mời, tin nhắn… và không nên vội vàng thực hiện theo hướng dẫn của các đối tượng lừa đảo.Người nộp thuế cần lưu ý rằng trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan thuế luôn sử dụng giao thức bảo mật "https" và có tên miền quốc gia Việt Nam ".vn".Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ trường hợp mạo danh, giả danh công chức thuế hay cơ quan thuế để lừa đảo, người nộp thuế cần phản ánh kịp thời đến Cục Thuế TP.HCM qua đường dây nóng 02837702288, cụ thể nhánh số 1 (phòng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế) và nhánh số 6 (hỗ trợ đường dây nóng - phòng kiểm tra nội bộ).Granada và câu chuyện điên rồ ở La Liga
Chiều 20.1, TAND TP.Hà Nội tuyên án đối với 10 bị cáo trong vụ án xảy ra tại dự án Đại Ninh (Lâm Đồng).Trong số các bị cáo, ông Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Công ty Sài Gòn Đại Ninh), là người duy nhất bị tuyên phạm tội đưa hối lộ, với mức án 3 năm tù.6 người bị tuyên phạm tội nhận hối lộ, gồm: Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, 5 năm 6 tháng tù; Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 6 năm 6 tháng tù; Lê Quốc Khanh, Hoàng Văn Xuân và Nguyễn Nho Định, đều là cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ, thấp nhất 2 năm tù, cao nhất 3 năm 6 tháng tù; Nguyễn Ngọc Ánh, cựu Chánh thanh tra tỉnh Lâm Đồng, 3 năm tù.3 người còn lại bị tuyên phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gồm: Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, bị tuyên 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Nguyễn Hồng Giang, cựu Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ, mức án 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Trần Bích Ngọc, cựu Vụ trưởng Vụ I, Văn phòng Chính phủ, 14 tháng 21 ngày tù (bằng thời hạn tạm giam).Theo cáo buộc, năm 2010, Công ty Sài Gòn Đại Ninh do bà Phan Thị Hoa làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện dự án Đại Ninh.Quá trình thực hiện, dự án có nhiều vi phạm như không nộp tiền sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm tiến độ… Do đó, tháng 6.2020, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra, kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất tại dự án nêu trên.Nắm được thông tin, ông Nguyễn Cao Trí thỏa thuận mua lại dự án từ bà Phan Thị Hoa. Dù đang trong thời điểm bị kiến nghị thu hồi, nhưng nhờ sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, việc "sang tay" dự án vẫn được thực hiện. Công ty Sài Gòn Đại Ninh thay đổi người đại diện theo pháp luật từ bà Hoa sang ông Trí.Tiếp đó, ông Trí lợi dụng mối quan hệ, dùng lợi ích vật chất để câu kết với nhiều cán bộ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng nhằm điều chỉnh trái pháp luật các quyết định liên quan đến việc xử lý sai phạm tại dự án Đại Ninh.Kết quả là, dự án này "hồi sinh", từ diện phải thu hồi sang không thu hồi. Ông Trí sau đó bán dự án cho Công ty TNHH đầu tư và phát triển bất động sản Thiên Vương thuộc Tập đoàn Novaland, với tổng số tiền 27.600 tỉ đồng. Nhờ đó, bị cáo thu lợi 2.700 tỉ đồng.Để "hồi sinh" dự án, ông Nguyễn Cao Trí chi 200 triệu đồng "cảm ơn" ông Mai Tiến Dũng; đưa hối lộ cho ông Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, 5 lần với tổng số tiền 2,1 tỉ đồng; đưa hối lộ cho ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 7 lần với tổng số tiền 4,2 tỉ đồng…Quá trình xét xử vụ án, các bị cáo cơ bản thừa nhận hành vi phạm tội, bày tỏ sự ăn năn, hối hận, mong được hưởng khoan hồng."Đại gia" Nguyễn Cao Trí cho biết mục đích ban đầu khi thực hiện dự án là muốn đóng góp cho địa phương. Nhưng vì khó khăn, cộng thêm áp lực phải tìm cách tháo gỡ, bị cáo đã quyết định nóng vội, sai lầm.Ông Mai Tiến Dũng thừa nhận việc cầm tiền, chuyển đơn cho ông Trí là sai, tuy vậy bị cáo khẳng định không mặc cả hay thỏa thuận để nhận bất cứ lợi ích vật chất nào. Cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình bày về hoàn cảnh bệnh tật, quá trình công tác…, mong được hưởng khoan hồng.Hai cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp và Trần Đức Quận cũng đều thừa nhận được bị cáo Trí đưa nhiều tỉ đồng, nhưng nghĩ rằng đây là quà cảm ơn chứ không hề đòi hỏi, ép buộc. Riêng ông Hiệp nhiều lần cho biết, một phần dẫn tới sai phạm là chịu sức ép từ cố Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh và "lãnh đạo cấp cao của Chính phủ gọi điện nhờ".Trong phần tranh luận về hành vi phạm tội của "đại gia" Nguyễn Cao Trí, đại diện viện kiểm sát đánh giá vụ án này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn "tha hóa chính bị cáo; tha hóa nhiều bị cáo giữ chức vụ trong cơ quan quản lý nhà nước, từ Văn phòng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng... Rõ ràng hậu quả về công tác cán bộ là cực kỳ đau xót".
Ô tô điện siêu nhỏ VinFast VF3, Wuling Hongguang Mini EV có được chạy trên cao tốc?
Ngày 2.2, tại hồ Phước Bửu, UBND H.Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) tổ chức giải đua thuyền rồng truyền thống lần 5, thu hút hàng nghìn người dân, du khách đến xem và cổ vũ.Tham gia giải đua thuyền rồng truyền thống có 13 đội thi, với gần 200 vận động viên. Chung cuộc, đội thuyền rồng TT.Phước Bửu đã xuất sắc giành giải nhất. Đội thuyền rồng xã Phước Thuận đạt giải nhì và xã Hòa Bình giành giải ba. Ban tổ chức giải đua còn trao các giải khuyến khích và giải phong trào cho các đội thuyền rồng còn lại.Bà Lê Thị Trang Đài, Chủ tịch UBND H.Xuyên Mộc cho biết giải đua thuyền rồng truyền thống đã được huyện tổ chức lần thứ 5."Đây là sự kiện thể thao truyền thống đặc trưng của địa phương. Các đội tham gia đều thể hiện sự chuyên nghiệp. Trước khi giải diễn ra, Ban tổ chức đã sắp xếp lịch, thời gian cho các đội tập luyện. Giải đua cũng là sự kiện văn hóa, thể thao hấp dẫn thu hút du khách đến với địa phương", bà Đài cho hay.
Năm 2019, Phạm Tuấn Ngọc lập kỷ lục rọi bức ảnh đen trắng lớn nhất Việt Nam với chất lượng tương đương nhà in ảnh thủ công lớn nhất và hàng đầu ở Mỹ tên là Griffin Editions. Năm 2023, anh giới thiệu với công chúng bộ sưu tập Chloris với những tác phẩm theo chủ đề bất tử và tái sinh được làm bằng kỹ thuật lumen printing đầu tiên tại Việt Nam. Cũng trong năm này, anh giới thiệu các tác phẩm cyanotype trên lụa với kích thước lớn nhất, cũng là lần đầu tiên ở Việt Nam.
O Chi
Ngày 2.1, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Trị cho biết đang điều tra vụ việc một phụ nữ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc làm online.Trước đó, từ ngày 6 - 7.4.2024, chị T.A.N (34 tuổi, trú tại TT.Lao Bảo, H.Hướng Hóa) được một chủ tài khoản Facebook có tên "Hương Lê” giới thiệu việc làm việc online, thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn trên một đường link.Chị N. được hướng dẫn chuyển tiền để nhận khoản tiền "hoa hồng", sau đó nhóm người hướng dẫn chị N. kết nối với các tài khoản Telegram để thực hiện nhiệm vụ.Khi hoàn thành những nhiệm vụ đầu tiên, chị N. được trích 148.000 đồng tiền "hoa hồng". Tuy nhiên, sau khi tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ khác, nhóm người hướng dẫn chị N. lấy lý do chị N. đã thực hiện sai các thao tác, điền sai số tài khoản ngân hàng nên đã yêu cầu thực hiện thêm 12 lần chuyển khoản để giải ngân toàn bộ số tiền mà chị đã chuyển trước đó. Tổng số tiền mà chị N. đã chuyển cho nhóm người này là 836 triệu đồng.Hiện tại, vụ việc đang được Công an tỉnh Quảng Trị tiếp tục điều tra, làm rõ.